Tin mới nhất

Quy trình bảo dưỡng máy phát điện – Bảo dưỡng máy phát điện

Bảo dưỡng máy phát điện là một khâu không thể thiếu giúp máy phát được hoạt động trơn tru và tránh khỏi những sự cố, trục trặc xảy ra không mong muốn. Vậy khi nào nên bảo dưỡng máy phát điện? Quy trình bảo dưỡng máy phát điện như thế nào? Các bước tiến hành bảo dưỡng máy phát điện ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.


Quy trình bảo dưỡng máy phát điện cơ bản 


1. Bảo dưỡng máy phát điện cơ bản mức độ 1

 

Đây là bước đầu tiên trong quy trình bảo dưỡng máy phát điện. Sau khoảng 1000 giờ sử dụng máy phát điện, bạn cần thực hiện các công việc sau:

 

– Bảo dưỡng máy lần 1 : thay bộ lọc nhớt, bộ lọc nhiên liệu, vệ sinh hệ thống lọc gió.

– Kiểm tra báo cáo máy chạy

– Kiểm tra động cơ bao gồm nhiên liệu, hệ thống xả, áp lực nhớt, hệ thống khí nạp, tình trạng cánh quạt,…

 

2. Bảo dưỡng máy phát điện cơ bản mức độ 2


Bảo dưỡng đợt 2 được thực hiện khi máy phát điện đã được đưa vào vận hành và sử dụng trong khoảng 2000 giờ. Hoạt động kiểm tra cần thực hiện sau 500h hoặc 12 tháng hoạt động. 
Các công việc cần thực hiện trong lần bảo dưỡng mức độ 2 này bao gồm:

 

– Bảo dưỡng máy lần 2 : Thay nhớt máy, thay nước làm mát đồng thời chạy và kiểm tra tổng thế máy.

– Kiểm tra hệ thống lọc khí bao gồm đường ống, mối nối, bộ chỉ thị áp lực đồng thời thay thế bộ lọc gió nếu cần thiết.

+ Kiểm tra tình trạng hư hỏng, nứt hoặc vặn đai, có thể thay thế nếu cần thiết

+ Kiểm tra tình trạng bộ tản nhiệt

+ Kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện thế của máy phát điện.

 Quy trinh bao duong may phat dien

 

Bảo dưỡng máy phát điện chuyên sâu


1. Bảo dưỡng máy phát điện chuyên sâu mức độ 1


Quy trình bảo dưỡng máy phát điện diễn ra theo trình tự nhất định. Sau quá trình bảo dưỡng cơ bản, máy cần được bảo dưỡng chuyên sâu để đảm bảo việc vận hành được hiệu quả nhất. Từ 2000h đến 6000h (4-7 năm) hoạt động, máy phát điện sẽ được tiến hành trùng tu lần 1.

 

Công việc này bao gồm:

 

– Thay thế các phụ tùng sau: bộ lọc nhớt và nhiên liệu, bộ lọc nước, dây curoa, thay thế nước làm mát, ống cấp nhiên liệu và các van ống

– Làm sạch động cơ máy phát

– Kiểm tra thay thế đường ống bị hư hỏng, nứt hoặc vặn đai

– Kiểm tra bình điện ( thay thế nếu bình không đủ điện)

– Kiểm tra đầu phát điện

– Điều chỉnh khe hở và bôi mỡ vào bánh căng đai phần ngoài động cơ


2. Bảo dưỡng máy phát điện chuyên sâu mức độ 2


Máy phát điện cũ sử dụng được 7-10 năm cần được bảo dưỡng chuyên sâu lần 2.
 Ở mức độ này, việc kiểm tra làm tương tự như việc bảo trì bảo dưỡng máy phát điện ở mức độ 1. Tuy nhiên cần thực hiện:

 

– Thay thế các phụ tùng: bộ sửa chữa bơm nước ( nếu cần thiết), thay thế nước làm mát, thay thế bộ lọc nhiên liệu và lọc nhớt, thay thế bộ sửa Puli trung gian

– Làm sạch và cân chỉnh becphun, bơm nhiên liệu

– Làm sạch hệ thống làm mát ở bên ngoài

– Kiểm tra hư hỏng bằng cách tháo rã máy đồng thời làm sạch máy.

 

Quy trình bảo dưỡng máy phát điện 


Trên đây là toàn bộ quy trình bảo dưỡng máy phát điện mà bạn cần thực hiện để phát hiện nhưng hư hại, hỏng hóc đang xảy ra hoặc có thể xảy ra với máy phát điện; giúp máy luôn được hoạt động trong trạng thái tốt nhất. Công ty TNHH Xe Nâng AZ cung cấp dịch vụ sử chữa, bảo dưỡng máy phát điện uy tín và đảm bảo với mức giá hợp lý nhất thị trường.


Xe Nâng AZ bảo hành tất cả các sản phẩm, dịch vụ về máy phát điện Komatsu của mình theo cách tận tâm và chu đáo nhất. Chúng tôi luôn luôn có mặt nhanh nhất có thể kể từ khi nhận được thông báo của khách hàng về sự cố sản phẩm qua email hoặc fax đối với các công trình ở Hà Nội, trong vòng 1 ngày đối với các công trình ở các tỉnh ngoài Hà Nội.


Liên hệ bảo dưỡng máy phát điện định kỳ

Hotline: 0903.333.581


5/5 - (6 bình chọn)